Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

Truyền thống văn hoá xưa và nay (Tiểu sử làng Rùa)



Tại quê hương Miền bắc

Làng ta từ xa xưa là đât đồng chiêm trũng , nghề sống chính là làm ruộng , đời sống thì nghèo nàn , cực khổ cơm không đủ ăn áo không đủ mặc do đó không đủ điều kiện để mà học hành , Cha ông chúng ta chỉ lấy sự cần cù chịu khó lao động tiết kiệm bù vào việc học hành , cuối cùng đời sống vẫn thiếu thốn , đói nghèo ,
Bắt đầu từ năm 1900 , thời Cha già Sinh mở trường học Công giáo đầu tiên ở quê ta, để dạy chữ Nho và chữ quốc Ngữ Các Cụ đã thay đổi Tư duy, nếp nghĩ, cho con cháu học hành , hy vọng sẽ thay đổi được cuộc sống ấm no hơn ,mát mặ hơn ., đổi mới bộ mặt quê hương , góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước và của Giáo Hội
* Thật là như vậy , chỉ nhìn lại 50 năm qua, từ năm 1954 trở về trước quê ta đã có 6 thày Đồ dạy chữ nho :
Cụ Đồ Cả -- Cụ Đồ Thứ -- Cụ Đồ Lưu -- Cụ Đồ Trung --- Cụ Đồ Giới -- Cụ Đồ Mậu.
* Thời điểm dậy chữ Pháp và dậy chữ quốc ngữ : đã có các thầy dậy : Thầy giáo Đặng đức Cường , Đặg xuân Hào , Nguyễn Minh Ất, Nguyễn văn Bảo , Thầy giáo Tự ( Thầy Tự bi Tây bắn chết , chúng tôi xin kể vào các phần sau .
Trong thế hệ trước đã có Cụ Hàn Hoan đỗ Tước vị Hàn lâm, được chính phủ Pháp , chính phủ Việt Nam phong Tước vị “ Hồng Lô Tự Thiếu Khanh “ và Huân chương “ Bắc Đẩu Bội Tinh “ Nhiều người đã được bằng cao học , Thông Phán v.v.
* Ngày nay từ 1955 đến 2005 đẫ có các thày , các cô giáo chuyên dạy chữ quốc ngữ,
đó là Thày giáo Phúc , cô Giáo Ngà , Cô giáo Sang , cô giáo Bình , Thầy giáo Khoa .
Cũng có một số ít người được ưu tiên làm trong các tổ chức xã hội từ trung ương đến cấp thành phố .

Với đặc điểm quê ta có nghề phụ ,lại ảnh hưởng nhiều năm làm ăn tập thể , đời sống của bà con quê hương quá thiếu thốn, nếu có trình độ văn hoá mà xin đi làm đây đó lại phải xét theo lý lịch , vì nguyên nhân đó mà thế hệ trẻ chỉ cầu mong học hết cấp 2 là ở nhà kiếm tiền ăn ngay , vì vậy lớp tuổi trẻ ở quê hương rất ít các anh chị em học cao , mà ở nhà làm nghề ,
Từ năm 1994 trở về trước không có em nào học đại học . Nhờ có chính sách đổi mới , nhà nước mở cửa bang giao , người dân cũng thay đổi tư duy cho con cái đi học , do đó từ năm 1995 dến nay 2005 đã có nhiều em học Đại học như anh Hoàn con ông Thơm Năm 1995, con ông Phấn ( mùi ) năm 2000, con ông Nung năm 2002 , con ông Thung năm 2003 và con ông Hiển Xuân 2004 , con ông Mong năm 2005 và con ông Đoạt, con anh Thanh Lan ,con ông Cao … cùng một số em học trung cấp , hy vọng trong tương lai có nhiều em cố gắng học cao để đời sống nâng lên kịp với thời đại mới ., đem nhiều ích lợi cho Gia đình , quê hương xã hội và Giáo Hội .

Tâm tình của người đồng hương
Tình hình ; Văn hoá của bà con đồng hương tại miền Nam
Phải công nhận rằng đời sống kinh tế của bà con đồng hương ở miền Nam thuận lợi hơn , do đó đủ điều kiện để học hành , vì vậy có rất nhiều người có trình độ Tiến sỹ , giáo sư ,bác sỹ, nhiều đại học, Kỹ sư , nhiều Giám đốc phó giám đốc v.v. so với sức học ở miền Bắc , lại được đi du học nước ngoài v.v.
Năm 1975 nhiều gia đình đi định cư ở nước ngoài, lại có nhiều thuận lợi hơn trong việc học hành , do đó tới nay đã có nhiều người được bằng cấp rất cao .nhờ có sự ra đi để học tập khám phá tinh hoa của thế giới bên ngoài , nếu nhìn về quá khứ chúng ta nhận thấy : Trước năm 1945, làng ta ít người đỗ cao , lại không muốn đi học nhiều , không ai muốn đi xa để học , hoặc không muốn đi làm ở nơi xa mà chỉ muốn ở nhà , gắn bó với quê hương , sống với đồng ruộng , nghề nhiệpđể lấy tiền ăn ngay mà thôi, tư duy này không thay đổi được , vì thế đời sống bà con rât cực khổ .
Từ khi kháng chiến bùng nổ năm 1946 , vì thời thế bắt buộc bà con phải đi Tản cư nơi này nơi nọ, tỉnh này , huyện khác mà làm ăn sinh sống , dần dần cũng phải quen ..Năm 1954 bà con lại phải di cư vào Nam , cách xa quê hương khoảng 1800 cây số lúc đầu thật là hoang mang ,chán trường , rồi sau ổn định . Năm 1975 , khi giải phóng Miền Nam nhiều người , nhiều Gia đình lại ra đi một lần nữa , định cư ở nhiều nước trên thế giới ,cách xa quê hương nửa vòng trái đất , có sự ra đi ấy , thế hệ trẻ ngày nay mới được học hành , mới phát huy khả năng của mình,nhờ đó đã có nhiều người Hoc vấn rất cao , Tư duy định cư cố định nơi quê hương không còn được giữ vẹn tròn như xưa nữa . Vì ngày nay Công nghệ phát triển rất cao , như Điện thoại , Ti vi , In tê nét,v.v. đã làm cho chúng ta xích lại gần nhau .
Nửa thế kỷ qua dã 3 lần ra đi xa quê hương , mỗi lần ra đi là một lần thầm nghĩ mình không hy vọng bao giờ có ngày trở lại , thật là buồn tủi cho người phải ra đi Nhưng lạ thay , lạy Chúa chúng con không ngờ, mọi việc Chúa làm, mọi sự đổi thay qua sức tưởng tượng của chúng con ..
Mặt khác, từ ở miền Nam đã phát sinh được nhiều Linh Mục , là những hoa thơm trái ngọt , tô thắm thêm mầu sắc cho quê hương
Tất cả những thành quả trên đây , dân làng chúng ta cũng đáng tự hào trước Anh Linh của các Vị Tiền Nhân. Cùng ghi nhớ công đức của tổ tiên chúng ta .
.Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa

Đặng Danh Thơm

Không có nhận xét nào: